Nổi lên giữa một phố cổ Hà Thành, Hoàng Thành Thăng Long mang trong mình kiến trúc nghìn năm, là nhân chứng lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Có thể nói đây là một địa danh du lịch nổi tiếng tại Hà Nội, nơi mà bất cứ du khách nào nếu có dịp ghé thăm Hà Nội cũng phải check-in một lần.
Khi nhắc đến thủ đô con người ta không chỉ nhớ đến những cây kem cốm Tràng Tiền mát lạnh hay thưởng thức một tô phở nóng hổi đậm chất Hà Nội mà còn là những địa danh gắn liền với sử thi trong giai đoạn thành lập và xây dựng nước nhà. Một trong những quần thể di tích đó là Hoàng Thành Thăng Long.
Bài viết này của Hà Nội Review sẽ dẫn dắt bạn đọc cùng khám phá Hoàng Thành Thăng long – di sản văn hóa của Việt Nam.
Hoàng Thành Thăng Long tọa lạc tại 19C Hoàng Diệu, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội. Nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội, nơi có vị trí giao thông thuận lợi cho việc đi lại giúp du khách dễ dàng di chuyển. Trên thực tế thì toàn thể Hoàng Thành Thăng long tiếp giáp với bốn con đường.
Phía Bắc Hoàng Thành Thăng Long là đường Phan Đình Phùng. Phía Nam Hoàng Thành Thăng Long là đường Điện Biên Phủ- tòa nhà Quốc Hội – Nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng của Quốc Hội, và nằm gần đường Bắc Sơn. Phía Tây Hoàng Thành Thăng Long là nhà Quốc Hội, đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập. Phía Đông Hoàng Thành Thăng Long là đường Nguyễn Tri Phương.
Bạn có thể đi từ hồ Hoàn Kiếm, đến khu di tích bằng xe máy, xe đạp hoặc ô tô theo hướng Tràng Thi, rẽ vào đường Điện Biên Phủ và vào đường Hoàng Diệu để đến được cổng chính Hoàng thành Thăng Long ở số 19C.
Ngoài ra bạn cũng có thể đi bằng xe bus tuyến số 22 (Bến xe Gia Lâm – Bệnh viện 103) là có thể dừng ngay tại trước cổng của khu di tích.
Hoàng Thành Thăng Long là một quần thể di tích tự hào của đất Việt, gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội. Công trình có tiến trình vào thế kỷ VII đến thời Đinh và Tiền Lê, được lưu giữ, phát triển mạnh mẽ dưới thời Lý Trần và tồn tại đến ngày nay.
Di tích khảo cổ này được hình thành vào năm 1010, khi Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ ban lệnh dời về Thăng Long và cho xây dựng Kinh thành cũng như hàng loạt cung – điện, trong đó có Hoàng thành Thăng Long. Một tên gọi khác của Hoàng Thành đó là tam trùng thành quách.
Hoàng Thành Thăng Long – Dấu ấn lịch sử nghìn năm.Sở dĩ tại đây gọi là tam trùng thành quách bởi vì được xây dựng theo 3 vòng thành gồm: La thành, Hoàng thành, Tử cấm thành. La thành có tên gọi khác là Kinh thành nơi dành cho cư dân sinh sống, Hoàng thành là nơi dành cho các quan lại trong triều đình làm việc, Tử Cấm thành hoặc Long Phượng thành nơi chỉ dành cho vua chúa, hoàng hậu các cung tần, mỹ nữ và một số bộ phận hoàng tộc khác.
Sau hơn 1000 năm, trải qua nhiều thập kỷ của lịch sử, Hoàng Thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi lớn, cho đến hiện nay thành có nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ và mở cửa cho du khách thăm quan. Mặc dù không còn nguyên vẹn các cung điện, nhưng những di tích của khu Hoàng Thành cũ vẫn giữ nguyên, cổng thành cửa Bắc cũng còn khá nguyên vẹn.
Vào ngày 31/07/2010, khu di tích Hoàng thành Thăng Long của Việt nam đã được Tổ chức khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là một niềm tự hào lớn của dân tộc, vì Hoàng Thành được xem là một tuyệt tác của nền kiến trúc với khối óc sáng tạo tinh xảo của con người.
Trong những năm gần đây, Hoàng Thành Thăng Long cũng thúc đẩy mạnh mẽ du lịch cho khách nội địa lẫn ngoại địa. Nhiều hoạt động du lịch được đầu tư bài bản, đến đây du khách không chỉ có cơ hội được đắm chìm vào những cổ đồ vật quý hiếm, kiến trúc nghệ thuật tạo hình mà còn am hiểu được nét văn hóa truyền thống từ đời xa xưa.
Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là minh chứng lịch sử gắn liền với bao giai đoạn đấu tranh cực khổ để giữ được nước Việt độc lập vững chắc qua bao thời kì. Tại đây còn là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa lâu đời của ông cha ta suốt 13 thập kỷ.
Bên cạnh đó Hoàng Thành Thăng Long được xem là nơi bảo tồn những khảo cổ, di tích kiến trúc phản ánh quyền cai trị của nhiều thế hệ nhà vua về mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp và kinh tế thời đó. Hoàng Thành Thăng Long như giúp người xem ngược dòng thời gian về quá khứ, để chứng kiến mọi sự áp bức, bóc lột gắt gao của thời chiến.
Để được thăm quan khu di tích Hoàng Thành Thăng Long bạn bắt buộc phải mua vé vào cổng chính. Giá vé vào cổng như sau:
Ngoài ra, để có một chuyến đi thăm quan trọn vẹn bạn nên đi tham quan Hoàng Thành Thăng Long vào tháng 9 đến tháng 11 hoặc tháng 3 đến tháng 4 vì thời tiết lúc này khô ráo, nắng đẹp, ít mưa dễ dàng trải nghiệm nhiều hoạt động tại đây.
Với diện tích lên đến 18,000 ha vô cùng rộng lớn và nhiều địa điểm thú vị để du khách ngắm nhìn. Sau đây là 7 điểm tham quan tại Hoàng Thành Thăng Long mà bạn không nên bỏ qua.
Kỳ đài hay còn gọi là cột cờ của Việt Nam là biểu tượng trong lòng người dân Hà Nội. Cột cờ cao gần 40m, một công trình hoành tráng và vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc cổ xưa. Cột được xây dựng vào năm 1812 dưới triều nhà Nguyễn, có kết cấu dạng tháp gồm 3 phần chính: tầng đế, vọng canh và thân cột với đế hình chóp vuông cụt.
Toàn cột cờ có các tầng, càng trên cao thì càng nhỏ, xếp chồng lại với nhau, xung quanh được ốp gạch. Đỉnh cột cờ được xây dựng 8 cạnh tương ứng với 8 ô cửa sổ, hay gọi là hình bát giác. Hơn thế nữa, phần đỉnh của Cột cờ được gắn lá cờ Quốc kỳ biểu tượng thiêng liêng, cao quý, hiên ngang giữa vùng trời rộng lớn, đánh dấu chủ quyền của dân tộc.
Phần lòng của cột cờ với 54 bậc thang xoắn dẫn lên đỉnh, bên trong được chiếu sáng bằng 39 cửa sổ hình hoa thị và 6 cửa sổ hình rẻ quạt. Ngoài ra theo từng bậc thang đi lên đỉnh cột cờ, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những chiếc xe tăng, máy bay chiến đấu của Bảo tàng Quân Sự và Công viên Lenin.
Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu là nơi lột tả nét đẹp văn hóa lịch sử, kiến trúc mỹ thuật của các triều đại thông những di tích và di vật phong phú được thấy vào năm 2002. Tại đây chia thành 4 khu chính: A, B, C, D. Trong đó, hai khu phục vụ hoạt động tham quan, du lịch là khu A và B. Hai khu này nằm song song trục đường Hoàng Diệu và được ngăn cách với nhau bằng một hồ nước.
Một điều khá đặc biệt tại đây đó là nhiều các loại hình di tích đan xen, xếp chồng lên nhau xuyên suốt 13 thập kỷ. Tầng cuối cùng là thời Đại La (thế kỉ 7 – 9), thời Đinh – Tiền Lê (thế kỉ 10) thể hiện qua các trụ móng sỏi kê chân cột, các lớp nền gạch, chân tảng đá hoa sen, sân gạch.
Tầng tiếp theo là vết tích cung điện thời Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400) qua các công trình xây dựng gạch vồ, giếng nước và loại ngói thanh lưu ly, được trang trí rồng 5 móng chuyên lợp mái cung điện cho nhà vua.
Tầng kế tiếp là thời Lê sơ (1428 – 1527), Mạc (1527 – 1592), Lê Trung Hưng (1592 – 1789). Tầng trên nhất là trung tâm tòa thành tỉnh thời Nguyễn (1802 – 1945), tuy nhiên thì những dấu vết này mờ nhạt và ít rõ ràng hơn những tầng khác.
Đoan Môn là cánh cổng cao lớn ở phía bên trong Hoàng Thành Thăng Long, dẫn thẳng vào khu vực Tử Cấm thành. Đây cũng là địa điểm được rất nhiều du khách chụp hình, sống ảo. Đoan Môn có kết cấu hình chữ U, được làm bằng gạch vồ và đá tảng, chiều ngang khoảng 46m, kết cấu 3 tầng.
Trong đó cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà vua, cao 4 mét, rộng 2,7 mét. Các cửa còn lại cao 3,8 mét rộng 2,5 mét dùng để các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm mỗi khi có lệnh hoặc tham dự các nghi lễ lớn tại điện Kinh Thiên.
Đoan Môn được xây dựng từ thời nhà Lê xây dựng vào thế kỷ XV và nhà Nguyễn tu bổ vào thế kỷ XIX, đến tận bây giờ toàn bộ kiến trúc tại đây được nhân dân vẫn giữ nguyên. Ngoài ra hai bên Đoan Môn có hai dãy bậc cấp bằng gạch dẫn lên tầng hai. Trên đó có lầu Ngũ Môn với hai đầu mái là một con rồng và bốn góc mái tạo thành một đường cong như mũi thuyền.
Điện Kính Thiên được xem là linh hồn chính của Hoàng Thành Thăng Long, nằm ở vị trí trung tâm, nơi được xem là nơi chứa nhiều kiến trúc cổ, biểu hiện sự rõ nét nhất về văn hóa của nhiều thập kỷ trước. Mặc dù nhìn bên ngoài Điện Kính Thiên khá cũ kĩ, nhưng sự nguy nga, uy nghiêm của điện vẫn được nhiều người đánh giá cao.
Theo như người đời đồn thổi, Điện Kính Thiên là nơi đăng cơ của vua Lê Thái Tổ và là nơi để tổ chức các nghi lễ quan trọng của triều đình. Trải qua hàng ngàn năm chịu nhiều sự hư hại, thì ngày nay Điện Kính Thiên là chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện, nằm trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long.
Điện Kính Thiên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2020. Đó cũng là dịp nhân dịp kỷ niệm 10 năm Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ngoài ra bên phải của Điện Kính Thiên là Điện Chí Kính, bên trái là Điện Vạn Thọ, trước mặt là Điện Thị Triều.
Điểm nổi bật nhất của Điện Kinh Thiên là rồng đá được thiết kế ở hai bên lối đi vào Điện. Tác phẩm được chạm khắc tỉ mỉ trên đá, được đục đẽo kỳ công bởi những nghệ nhân tài năng, có gu thẩm mỹ cao. Đầu rồng được điêu khắc tinh xảo với phần thân đầy đặn, uốn lượn mềm mại, đầu ngẩng cao, miệng ngậm ngọc, mắt to tròn.
Điểm đến tiếp theo nằm ở phía sau Điện Kính Thiên là Tĩnh Bắc Lâu. Thời xa xưa, đây chính là nơi ở của các hoàng hậu, quý phi và nhiều cung tần mỹ nữ khác. Hậu Lâu hay còn gọi là Tĩnh Bắc Lâu được xây dựng sau thời Hậu Lê với diện tích rộng khoảng 2392m2.
Công trình tại đây là sự giao thoa của nền kiến trúc Việt Nam và một chút nét cổ điển của Pháp. Hậu Lâu có tất cả là ba tầng, mỗi tầng sẽ chia ra nhiều phong cách riêng biệt. Đặc biệt Ở tầng dưới cùng được xây dựng như hình hộp với ba tầng mái.
Tầng thứ hai của Tĩnh Bắc Lâu được chia thành ba phòng, phòng chính giữa vô cùng thoáng mát với những cửa chính được mở lớn ngay phía mặt tiền. Toàn bộ mái nhà được đắp xi măng mô phỏng kiến trúc mái hoàng cung thuở trước.
Tầng lầu thứ ba chỉ có duy nhất một phòng với ba cánh cửa lớn hướng ra Đông Tây Nam rất thuận tiện cho việc đón gió và ngắm cảnh mây trời về đêm. Một điều đặc biệt ở Tĩnh Bắc Lâu là độ dày của các bức tường, khiến các phòng luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Cửa Bắc được hình thành vào năm 1805 dưới thời nhà Nguyễn, là cửa thành duy nhất còn sót lại trong 5 cổng thành. Cánh cổng được xây dựng hoàn toàn bằng đá và gạch, cuốn vòm bằng gạch theo lối sắp xếp một viên gạch ngang xen một viên dọc.
Hai cánh cổng được làm từ gỗ ,chạy trên bánh xe bằng đồng. Phần trên cổng được khắc dòng chữ “Chính Bắc Môn”. Nơi đây còn gắn liền với Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu trong cuộc chiến bảo vệ Thành Hà Nội vào năm 1873, năm 1882.
Ngày nay Cửa Bắc là nơi thờ phượng của Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương. Vì để tưởng nhớ công ơn lớn lao, đã hy sinh thân mình để bảo vệ dân tộc nên người dân đã quyết định lập đền thờ tại đây.
Di tích Cửa Bắc chính là nơi hằng sâu những giá trị lịch sử, ghi dấu những công lao to lớn của hai vị Tổng đốc. Ngoài ra khi vào thăm quan tại Cửa Bắc bạn cũng có thể thấy dấu vết của hai đại bác sâu 80cm do pháo hạm Pháp bắn ngày 25/4/1882.
Nhà D67 được xây dựng vào năm 1967, nơi tổ chức cuộc họp long trọng của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Đây cũng là nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tướng Văn Tiến Dũng trong thời kỳ chống Mỹ.
Khác với những địa điểm khác trong Hoàng Thành Thăng Long, Nhà D67 với kiến trúc khá hiện đại và mới mẻ, xây dựng hệ thống cách âm tuyệt đối. Tại đây trưng bày nhiều hiện vật dùng để phục vụ cho quá trình họp nội bộ như bản đồ, điện thoại, bình đựng nước…
Nhà D67 có tầng hầm phía dưới sâu 9 m, được xây dựng bằng bê tông cốt thép kiên cố để chống bom, đạn. Hầm có 3 cầu thang lên xuống, cầu thang phía nam nối với Nhà Con Rồng, hai cầu thang phía bắc nối với Nhà D67.
Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích văn hóa của quốc gia nên đối với bất cứ du khách nào khi muốn tham quan tại đây đều phải tuân theo đúng quy định tại đây. Để chuyến đi của bạn trở nên suông sẻ hơn thì bạn đọc nên nắm rõ những lưu ý sau:
Hoàng Thành Thăng Long là địa danh nổi tiếng của thủ đô, niềm tự hào nghìn năm văn hiến của dân tộc và cũng là nơi chứng kiệ nhiều sự kiện lịch sử hào hùng của nhân dân ta. Nếu có dịp ghé đến Hà Nội ngoài việc thưởng thức những đặc sản nơi đây thì Hoàng Thành Thăng Long là điểm đến thú vị dành cho bạn.
Hy vọng bài viết của Hà Nội Review sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về Hoàng Thành để bạn hiểu rõ hơn với di tích lịch sử này.
Cổng dữ liệu đánh giá tốt nhất ở Hà Nội
Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Hà Nội được cộng đồng Reviewers trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.
HaNoi Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!
© Bản quyền 2023 HaNoiReview.net | Chính Sách - Điều Khoản - Chính sách quảng cáo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!